Sáng ngày 30/6/2020
HỘI THẢO CHIA SẺ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỊCH VỤ SỨC KHỎE SINH SẢN, THÂN THIỆN VỚI NHÓM VỊ THÀNH NIÊN, THANH NIÊN ĐẶC THÙ, DỄ BỊ TỔN THƯƠNG.
Với sự kết hợp của Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số và Vụ bà mẹ và trẻ em đã tạo ra một không gian thoải mái, chia sẻ, bày tỏ quan điểm cho khách mời, đại biểu, vị thành niên, thanh niên.
Tại hội thảo các khách mời, đại biểu đã nêu ra các ý kiến, quan điểm của mình và những khó khăn của các bên làm dịch vụ tư vấn, thăm khám ,chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục rất sôi nổi. Đặc biệt tại hội thảo là phần đối thoại trực tiếp của các thanh niên đại diện cho nhóm LGBTQ+, nhóm nhiễm HIV, nhóm khuyết tật, tí hon , các thanh niên Slead 2020.. với các bên liên quan, khách mời có mặt tại hội thảo. Đối với thanh niên, các nhóm đặc thù, dễ bị tổn thương được chia sẻ, nói lên những khó khăn gặp phải khi tham gia các dịch vụ thăm khám hiện nay, những câu chuyện chia sẻ là những trải nghiệm khó quên, phản ánh thực tế những hạn chế mà dịch vụ y tế cần xem xét và điều chỉnh.
Các nhóm thanh niên đều chỉ ra những hạn chế mà ngành cung cấp dịch vụ thăm khám, tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục hiện nay như : Thiếu sự nhạy cảm, các kênh thông tin chính thống chưa cập nhật thông tin một cách liên tục, thường xuyên, việc đối xử bình đẳng giữa các nhóm người, tôn trọng sự khác biệt. Các khó khăn của người đồng tính, song tính, chuyển giới, người có HIV/AIDS, người khuyết tật ( khiếm thính, khuyến thị, …) người tý hon, người dân tộc thiểu số… Mỗi nhóm đối tượng khác nhau thì cần có sự can thiệp, tiếp cận , cung cấp thông tin khác nhau. Ví dụ : người khiếm thị thì thông tin chữ nổi, các bài thoại sẽ ra sao , người điếc, câm có thể nhìn hình ảnh, ngôn ngữ kí hiệu để truyền thông về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục cho phù hợp. Tránh việc đưa thông tin rất nhiều nhưng người cần lại không tiếp nhận nổi.
Cách tiếp cận, truyền thông cần linh hoạt, phù hợp với từng địa phương vì người dân tộc thiểu số họ có thể không biết tiếng Kinh thì tài liệu cần chuyển sang ngôn ngữ của họ, hoặc bằng cách đào tạo nguồn nhân lực sẵn có tại địa phương, hoặc tuyên truyền viên học chữ bản địa để có thể cung cấp thông tin cho người dân.
Đây là một hội thảo rất có ý nghĩa cho vị thành niên, thanh niên được lên tiếng và được lắng nghe. Rất mong sẽ có những nghiên cứu tiếp theo và các dự án hỗ trợ thanh thiếu niên trong vấn đề tiếp cận các dịch cụ chăm sóc, thăm khám sức khỏe sinh sản, tình dục. Để có được kết quả tốt, cải thiện thì cần có sự hợp tác của các bộ ban nghành, trung tâm cùng nhau hợp tác, xây dựng.
Cẩm Hằng